Hotline : 0905.593.968
hoasenvietdn@gmail.com
573 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - Đà Nẵng

Hoa và đá

Hướng dẫn chăm sóc sen đá đúng kỹ thuật

Sen đá là biểu trưng cho sự son sắt và vĩnh cữu trong tình yêu cũng như tình bạn. Một vài chậu sen đá trên bậu cửa sổ hay ở ban công, lan can sẽ tô điểm thêm cho ngôi nhà của bạn những màu sắc trẻ trung. Nếu đã yêu thích sen đá, chắc hẳn bạn rất muốn biết rõ kỹ thuật chăm sóc cây sen đá và trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về sen đá cũng như hướng dẫn bạn cách chăm sóc sen đá đúng kỹ thuật, để qua đây các bạn có thể tự tin chăm sóc loại cây cảnh thú vị này.

I. Sen đá và những điều cần biết

1. Sen đá là gì? Thông tin cơ bản về sen đá

Cây Sen đá hay còn gọi là Liên đài, Hoa đá (Tên tiếng Anh của chúng là Succulent) là dòng thực vật mọng nước (Succulent plant) thuộc chi Echeveria họ thuốc bỏng (Crassulaceae). Ước tính có khoảng 60 họ sen đá khác nhau với gần 400 loài, trong đó hơn 90% phân bố chủ yếu ở vùng nóng gần xích đạo Mexico, Nam Mỹ, châu Úc và châu Phi. 

Đây là loài rất dễ sống, phát triển chậm và sống lâu, không đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên. Sen đá là giống cây nhỏ, gần như không có thân mà chỉ thấy lá, là giống cây mọng nước và đặc biệt lá thường xếp thành hình như những bông hoa, nhất là hoa sen. Loài cây này ưa mọc trên đá, sỏi, nhưng nơi khô cằn nên mới được gọi là hoa sen đá.

 Sen đá

Bên cạnh đó, hoa sen đá rất dễ trồng, đây là loài cây ưa nắng, thường sống ở các vùng đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng và khô nóng như sa mạc, vùng núi đá. Lá cây dày, mọng chính là để tích nước duy tri sự sống qua những ngày hạn kéo dài. Chúng có thể thích nghi với mọi loại khí hậu, mọi địa hình và sống quanh năm và khi lá rụng có thể nảy chồi từ đó và mọc lên cây mới. Chính vì thế cây sen đá mang ý nghĩa về một tình yêu bền chặt, trọn đời, vĩnh cửu không thay đổi.

Tại Việt Nam, sen đá rất được ưa chuộng bởi đây là loại cây mới lạ có kỹ thuật trồng đơn giản và dễ chăm sóc. Sen đá có thể dễ dàng bố trí kết hợp với rất nhiều loại vật liệu chứa khác nhau để trở thành vật trang trí trong nhà như: Bình hoa tiểu cảnh thủy sinh, Tranh sen đá treo tường, lọ sen đá mini trang trí bàn làm việc...

2. Ý nghĩa của Sen đá

Sen đá được biết đến như một biểu tượng của tình yêu, một loài hoa minh chứng cho một tình yêu bền vững, trọn đời thủy chung và không bị thay đổi theo thời gian. 

Cũng như vẻ đẹp mộc mạc thuần khiết cùng sức sống mãnh liệt của mình, sen đá ý chỉ về một tình yêu giản đơn, không cầu kỳ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách để một lòng một dạ đi bên cạnh nhau, vẫn trường tồn bất diệt.

Ý nghĩa của Sen đá

Bên cạnh đó, còn có quan niệm là mọi việc trong cuộc sống đều có cách giải quyết riêng của nó, miễn là chúng ta dũng cảm, mạnh mẽ để đối diện với nó. Vì thế hãy luôn tin vào cuộc sống và sẵn sàng chiến đấu như chính sen đá vậy.

Sen đá cũng được xem là món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè người thân bởi hàm ý của việc tặng sen đá là mong muốn nhắn gửi những điều tốt đẹp nhất về sức khỏe, tỉnh cảm bền lâu đến người nhận.

Ngoài ra, Sen đá còn mang những ý nghĩa trong phong thủy. Nó giúp mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Việc trồng sen đá trong nhà, màu xanh của nó sẽ làm cho không gian tươi mát hơn, cũng cho gia chủ niềm tin vào sự thay đổi thịnh vượng, tài lộc.

II. Cách chăm sóc Sen đá đúng kỹ thuật

 Vì là giống cây thuộc họ thuốc bỏng, mọng nước nên Sen đá có những yêu cầu rất khắc khe về ánh sáng, độ ẩm, khí hậu cũng như rất nhiều các điều kiện cần thiết khác. 

1. Chậu trồng cây

Khi trồng sen đá, nên trồng trong loại chậu có lỗ thoát nước tốt bởi vì cây quen sống trong môi trường ít nước nên không chịu được ngập úng. Bởi vậy, nếu không chọn loại chậu thoát nước tốt, rễ cây sẽ bị úng thối. Tốt nhất thì nên sử dụng chậu đất nung để trồng sen đá.

chậu cay trồng sen đá

2. Đất trồng

Các bạn nên chọn loại đất trồng thông thoáng, khả năng thoát nước tốt vì sen đá không chịu được trong môi trường đất ẩm ướt quá lâu. Tốt nhất là dùng hỗn hợp tro trấu trộn với phân bò với tỉ lệ 1:1. Cũng có thể dùng hỗn hợp các thành phần: tro, đất pha cát, phân bò. Hoặc đơn giản hơn các bạn có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân.

đất trồng sen đá

Điều quan trọng là hỗn hợp đất này cần thoát nước tốt để không gây ngập úng cây.

3. Nước

Sen đá là loài ưa nóng, khô và cần nhiều nắng. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, không để nước đọng lại trên lá. Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá.

Khi cây sen đá đã phát triển ổn định thì có thể tưới 2-4 lần một ngày nếu thời tiết khô, những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần. Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng. Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.

cách tưới nước cho sen đá

Đối với những loại cây trồng trong nhà, ít nắng, ít gió, nên chú ý chỉ tưới nước khi đất khô và chậu nhấc lên nhẹ hẳn (ít nhất là 1 tuần mới tưới 1 lần).

Tránh nước mưa rơi vào chậu gây ngập úng và có thể sinh nấm hại rễ cho cây. Hạn chế rải sỏi lên mặt chậu. Sỏi sẽ chặn quá trình bốc hơi nước, vô tình làm úng rễ. Các bạn có thể thay sỏi bằng viên đất nung để cố định gốc cây mà vẫn đảm bảo thoát nước tốt.

4. Bón phân và Dinh dưỡng

Sen đá cũng như xương rồng không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Các bạn có thể bổ sung thêm cho chậu hoa sen đá phân bò, phân dê hoặc các loại phân tan chậm, phân bón qua lá hàng tháng. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.

Đối với chậu nhỏ vừa, các bạn rải 5 – 10 viên phân tam chậm lên mặt chậu trong 1 tháng. Phân sẽ tan trong mỗi lần các bạn tưới nước.

Các bạn nào không có điều kiện mua phân tan chậm có thễ ra cửa hàng cây kiểng gần nhà mua phân bón NPK tỉ lệ 20 – 20 – 20 pha vào nước tưới lên lá và gốc cây định kỳ 2 tuần/lần. Với liều lượng loãng hơn chỉ định.

Những ai không có điều kiện nữa, thì pha thật loãng sữa đậu nành, hoặc bia với nước để tưới tạm cũng được.

5. Ánh sáng

Ánh sáng là phần cần thiết nhất đối với loài sen đá. Nên bạn hãy để nó  ở nơi có nhiều ánh nắng, nhất là ánh sáng buổi sớm và chiều tối, ánh sáng tốt nhất là bạn để cây ngoài trời có mái, lưới che đi khoảng 30%.

Nếu là cây bạn để trong văn phòng không có ánh sáng thì 2 -3 ngày hãy mang nó ra nắng 1 lần 8h.

Chú ý: Nắng rất cần thiết những không có nghĩa là cứ càng nắng càng tốt, Sen đá cần nắng không có nghĩa là phơi cây và trưa nắng gắt, điều này khiến sen đá sẽ bị héo lá và mất nước, hãy che nắng cho cây vào những lúc nắng gắt.

Có thể bạn quan tâm?

III. Các loại bệnh thường gặp của Sen đá - Cách phòng bệnh, chữa bệnh cho Sen đá

1. Thiếu Ánh sáng

Biểu hiện

Vấn đề thường gặp nhất của Sen đá là tình trạng thiếu ánh sáng. Biểu hiện rõ nhất là: lá mới ra nhỏ dần, nhạt màu, không tương xứng với bộ lá cũ. Rất ít ra lá mới, cây ốm và cao dần, cây yếu, không cứng cáp. Việc thiếu nắng không chỉ khiến cây không đẹp mà còn khiến đất lâu khô và cây dễ bị úng. Và đây là biểu hiện cụ thể của từng loại:

- Sen nâu: đây là loại có nhu cầu nắng khá cao, do đó khi cây thiếu nắng sẽ biểu hiện rất nhanh qua bộ lá. Cụ thể lá sẽ mất màu nâu và chuyển dần qua màu xanh. Thiếu nắng lâu ngày có thể khiến cho lá mới ra ở chính giữa có màu trắng.

- Sen thái, sen đất xanh: lá ở giữa mới ra nhạt màu, hơi ngã sang màu trắng, lá mới nhỏ và thưa thớt.

- Sen phật bà: Hầu như không ra thêm lá mới ở giữa, để trong phòng quá lâu vừa thiếu nắng vừa nóng thì có hiện tượng lá trút ngược xuống dưới.

- Sen hồng phấn, sen nhung viền đỏ,...: Cây vươn cao, lá mới ra nhỏ, lá ngày càng thưa, màu sắc nhạt. Với sen viền đỏ thì lá sẽ mất viền.

Ngoài việc bị thiếu nắng thì cây cũng có thể bị thừa nắng. Biểu hiện thừa nắng đó là lá cây sẽ ngã vàng, và vàng rụng lá liên tục.

Cách phòng tránh và xử lí cây Sen đá bị thiếu ánh sáng

- Để cây ở nơi có ánh sáng (nơi có ánh sáng khác với phơi nắng trực tiếp. Cụ thể là tránh để trong phòng tối)

- Sau 1,2 ngày thì nên xoay chậu để cây không bị nghiên qua bên có nắng.

sâu bệnh hại sen đá

2. Sâu bệnh

Sâu bệnh thường gặp ở Sen đá là rệp sáp. Rệp chỉ xuất hiện khi có kiến tha nó tới. Các bạn thấy kiến bò nhiều chỗ trồng cây thì nên kiểm tra để diệt rệp kịp lúc.

Cách phòng tránh và xử lí cây bị sâu bệnh

Diệt kiến trước, diệp rệp sau: dùng nước rửa chén phan thật loãng, lấy bàn chải đánh răng cũ chấm dung dịch đó chà vào các chỗ rệp bám cho thật sạch, định kỳ mỗi tuần như vậy cho tới khi cây hết hẳn.

Còn trong trường hợp sen đá bị nấm thì trước hết, không được giữ cho vùng trồng cây bị ẩm ướt quá lâu. Khi cây bị bệnh, loại bỏ hết các lá, dùng dao cắt bỏ phần thân bị thối và chỉ giữ lại phần khỏe mạnh. Sau khoảng 3 ngày thì tiến hành trồng lại. Đồng thời, kết hợp phun các loại thuốc phòng bệnh như Anzil, COC85,...

3. Một số nguyên nhân dẫn đến việc Sen đá bị chết

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến Sen Đá chết:

Trồng bằng đất không thoáng

Trồng vào chậu không có lỗ thoát nước hoặc các loại bình thuỷ tinh

Trộn các loại sen đá với nhau hoặc trộn sen đá với cây khác

Chọn các loại quá “đỏng đảnh” để chăm sóc

Để trong nhà

Chưa tìm hiểu kĩ về cây

Vi khuẩn, nấm bệnh và các loại sinh vật có hại

sâu bệnh

Trên đây là những thông tin cơ bản về Sen đá và cách trồng cũng như chăm sóc Sen đá đúng kỹ thuật. Nếu thực sự yêu thích loại cây cảnh này, các bạn hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua cây, đề tránh việc phí tiền mua cây mà làm cây sen đá chết. Các bạn có thắc mắc gì có thể nhắn tin hoặc gọi điện cho Hoa và Đá để được tư vấn trực tiếp nhé. Chúc các bạn có được một cây sen đá khỏe mạnh.

Hoa và Đá: https://hoavada.com

Thông tin liên hệ

  • Cơ sở 1: 330 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

  • Cơ sở 2: đường Võ Chí Công (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn), TP. Đà Nẵng

  • ​Số điện thoại liên hệ: 0935.148.968 (bán sỉ và lẻ) – 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

  • Email: hoasenvietdn@gmail.com
  • Top 5 cây cảnh trưng bày dịp tết âm lịch Tân Sửu 2021 và địa chỉ bán hoa tết Đà Nẵng
  • Các loại cây cảnh thích hợp trồng tại Villa Resort
  • Bán cây cảnh để bàn Đà Nẵng
  • Top 10 cây và hoa cảnh thích hợp trồng ở ban công
  • Top 10 cây bóng mát phong thủy được yêu chuộng nhất
  • Top 10 những loại cây cảnh phong thủy tốt nhất hiện nay
  • Những loại cây hợp mệnh hỏa
  • Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây cảnh
  • Các loại cây trồng giúp thanh lọc không khí trong nhà
  • 4 hiểu biết sai lầm về hoa trạng nguyên
  • Người tuổi Tý nên trồng cây gì trong nhà, văn phòng
  • Hoa mẫu đơn – Hoa đẹp có ý nghĩa phong thủy lớn
  • 10 kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa Thược dược truyền thống
  • Cỏ Ngọc Diệp – Giải pháp thảm cỏ hợp phong thủy
  • Hướng dẫn trồng cây nguyệt quế bonsai đơn giản nhất
  • Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lữ thảo
  • Kỹ thuật trồng cây phú quý mang tài lộc giàu sang cho gia chủ
  • Làm sao để trồng cam sai quả
  • Kinh nghiệm chăm sóc Mai nở đúng dịp Tết
  • Bí quyết giúp hoa Đào nở đúng dịp Tết
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xương rồng
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc sung cảnh
  • Kỹ thuật trồng hoa dâm bụt bằng cành
  • Cách trồng hoa ly ngay tại nhà
  • Hướng dẫn cách cắt tỉa hoa sen đá ngăn ngừa thối rữa
  • Hướng dẫn cách trồng hoa hướng dương trong chậu
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc Địa Lan
  • Cách trồng sen đá trong chậu
  • Tháng 11 đến rồi, trồng những loại cây này hái mỏi tay luôn
  • Những loài hoa và cây đặc biệt có tác dụng xua đuổi côn trùng
  • 5 loại cây xanh tốt trong nhà thiếu sáng
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tùng bách
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng
  • 5 sai lầm cơ bản ai cũng mắc phải khi trồng sen đá trong nhà
  • 4 lỗi sai trầm trọng khi trồng cây trong nhà
  • Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm
  • Tự tay trồng hoa dạ yến thảo điểm tô không gian xanh tươi, xinh đẹp
  • Hướng dẫn cách chọn mua quất cảnh chơi Tết để tài lộc cả năm
  • Những loại hoa mang tài, rước lộc vào nhà nhất định phải trưng ngày Tết
  • Trồng 7 loại cây có hoa này để ngôi nhà mát lịm trong những ngày nóng như đổ lửa
  • Hướng Dẫn Chăm Sóc Chậu Hoa Lan Hồ Điệp
  • Cách chăm sóc hoa sen đá cho cây xanh tốt
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hoa Hồng
  • Những lưu ý cần phải biết khi chăm sóc cây trồng trong nước
  • Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu đúng cách
  • Tiết lộ bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà chi tiết nhất
  • Cách chăm sóc cây Sanh cảnh và tạo thế Bonsai đúng cách
  • Những loại cây cảnh nên trồng trong nhà vì mang lại tài lộc và sức khỏe
  • 10 Loại cây giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress
  • Chi tiết A - Z kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua bạch tuộc
  • Kỹ thuật chăm sóc cây nội thất
  • Hoa địa lan vàng - đặc điểm và cách chăm sóc
  • 3 lí do cực sung khi trồng sung Mỹ tại nhà
  • Những bệnh thường gặp khi trồng hoa đỗ quyên
  • Bón phân cho hoa hồng như thế nào là đúng và đủ?
  • Kết quả tìm kiếm nhiều ở Web Cây Cảnh trên google